Những lưu ý trong phong thủy bếp và chậu rửa gia tăng tài vận may mắn

 Vị trí đặt bếp và chậu rửa trong không gian bếp làm sao cho phù hợp với các yếu tố phong thủy luôn được nhiều gia chủ đặc biệt quan tâm. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Cách sắp xếp bếp và chậu hợp phong thủy

a. Bố trí bếp và chậu rửa thẳng hàng  với nhau (Tủ bếp chữ I)


+ Đặt bếp và chậu rửa cách nhau tối thiểu 60cm.


+ Nếu bếp và chậu rửa chạy dọc theo vách tường phía Tây của phòng bếp, chậu rửa nên đặt phía Bắc và bếp nên đặt phía Nam.


+ Nếu bếp và chậu rửa chạy dọc theo vách tường phía Đông của phòng bếp, chậu rửa nên đặt phía Nam và bếp nên đặt phía Bắc.


+ Nếu bếp và chậu rửa chạy dọc theo vách tường phía Đông của phòng bếp, chậu rửa nên đặt phía Nam và bếp nên đặt phía Bắc


+ Nếu bếp và chậu rửa đặt thẳng hàng theo vách tường phía Nam của phòng bếp, chậu rửa nên đặt phía Đông và bếp nên đặt phía Tây.


>>> Kinh nghiệm mua chậu rửa bát loại nào tốt cho phòng bếp gia đình

b. Bố trí bếp và chậu rửa vuông góc với nhau

Chậu rửa thuộc thủy nên để hợp phong thủy nhất nên bố trí ở hướng Bắc, Đông hoặc Đông Bắc. Nếu không gian bếp nhà gia chủ không chọn được 3 vị trí trên thì cũng có thể đặt tạm ở phía Tây. Còn đối với bếp nấu thuộc Hỏa nên bố trí ở hướng Nam, Đông hoặc  Đông Nam là phù hợp nhất. Phải sắp xếp làm sao cho 2 yếu tố Hỏa và Thủy hòa hợp với nhau nhất có như vậy gia đạo mới yên ấm, công việc hanh thông, sức khỏe dồi dào.

 

 

Chậu rửa bát 2 hố lệch: Thiết bị hoàn hảo cho nhà bếp 

c.  Bố trí Chậu rửa và bếp nấu đối diện nhau 

Cách đặt chậu rửa và bếp nấu như vậy nên tránh, hạn chế đối đa. Nếu do không gian nhà bếp bắt buộc phải bố trí đối diện nhau thì phải đặt lệch nhau, tránh đối diện trực tiếp. Bởi nếu chậu và bếp đối diện nhau trực tiếp tức là nhà bếp nhà gia chủ ở vào thế “hỏa môn đối với thủy khẩu”  khiến cho gia đạo bất hòa, dễ có mâu thuẫn gia đình, từ đó khiến cho công việc làm ăn không thuận lợi.

Chậu Rửa Bát Giá Rẻ Nhất, Chất Lượng Tốt Nhất - Khalinguyen

2.  Nguyên tắc phong thuỷ ai cũng phải biết khi thiết kế nhà bếp 


a. Màu sắc chủ đạo khi thiết kế nhà bếp


– Màu sắc của tường bếp cũng rất là quan trọng, nên khi sử dụng màu sơn cho bếp phải chọn những màu hài hòa và phù hợp với thuyết ngũ hành, ngược lại sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho gia chủ.

Bếp màu chủ đạo là màu xanhBếp màu chủ đạo là màu xanh

– Theo thuyết Ngũ Hành thì mộc sinh hỏa, hỏa sinh thổ, vì vậy màu sắc trong bếp của biệt thự hiện đại nên là các màu xanh (mộc), màu đỏ sậm hoặc cam (hỏa) và màu vàng (thổ). Tại khu vực nấu nên dùng màu sáng để dễ làm vệ sinh cho bếp nhưng đừng dùng màu nóng quá sẽ tạo cảm giác nóng nực, bực bội, dễ nảy sinh cáu gắt.

b. Chọn vị trí thiết kế nhà bếp hợp lý

– Trước tiên thì hướng đặt bếp phải hợp với cung bổn mạng, toạ hung mà hướng cát. Hoả môn (của bếp) cần đặt ở hướng lành vừa trấn áp được khí hung vừa hút được khí lành. Nó sẽ giúp cho tài lộc của gia đình gia chủ được hưng vượng.

– Tiếp theo là nhà bếp không được đối diện với cửa nhà vệ sinh (bếp và nhà vệ sinh thành một đường thẳng), bởi vì nhà vệ sinh là nơi có nhiều vi trùng và các luồng khí không tốt, dễ gây nên các bệnh về đường ruột. Cũng nên tránh đặt bếp gần phòng ngủ hoặc đối diện với phòng ngủ, vì bếp là nơi sinh nhiệt và có nhiều khói dầu mỡ độc hại, ảnh hưởng đến việc nghỉ ngơi của gia đình gia chủ, cũng nên tránh đặt bếp tại các góc tường hoặc góc nhọn, ngoài trường hợp bất khả kháng.

– Theo phong thủy thì vị trí đặt bếp còn phải tránh gió, tránh những nơi có đường đi nếu không gia chủ sẽ gặp bất lợi về tài lộc và thăng tiến. Vị trí bếp cần được đặt ở cung tương hợp và cung sơn chủ (mặt hậu của nhà), nên phải được đặt ở vị trí trong cùng của nhà. Cửa vào bếp phải tương hợp với nơi đặt bếp thì tài lộc của gia chủ sẽ phát, gia đình thịnh vượng.

Thiết kế nhà bếp cần hài hoàThiết kế nhà bếp cần hài hoà

– Theo thuật phong thủy, nhà bếp có hai yếu tố tương phản nhau. Thứ nhất, vì đây là nơi nấu các món ăn nên tượng trưng cho sự sung túc và giàu có của gia đình gia chủ. Và đây cũng là nơi thường xuyên có lửa nên có thể sẽ làm giảm những điều may mắn ở nơi mà nó có mặt. Yếu tố còn lại là tủ lạnh và nơi rửa chén bát, vốn tượng trưng cho “thủy”. Theo ngũ hành, Thủy khắc hỏa, vì thế cần có một sự sắp đặt cân bằng giữa chúng.

Tìm hiểu mẫu và kích thước chậu rửa bát 2 hố phổ biến hiện nay

– Vì các lý do trên, bạn không nên đặt bếp quá gần chậu rửa, cũng không nên kẹp bếp giữa bồn rửa và tủ lạnh, khoảng cách cần thiết giữa chúng ít nhất là phải đạt khoảng 60cm. Nước cần phải được đặt cách xa lửa. Đặt một cái bàn hay kệ nhỏ giữa bếp lửa và nơi rửa chén bát cũng là một cách có thể giúp bạn hóa giải sự tương khắc của Thủy.

– Để làm cho phong thủy phòng bếp được cân bằng và hòa hợp, bạn nên lát sàn nhà hoặc bệ bếp bằng đá, tượng trưng cho hành thổ. Ngoài ra, bạn cũng có thể treo một bức tranh có hình sông ngòi hoặc sử dụng màn cửa, khăn trải bàn màu xanh lam (hành thủy) ở trong gian bếp để làm giảm tác dụng của hỏa. Tuy vậy, vì hỏa kỵ thủy nên bạn cũng không nên treo tranh có hình sông ngòi quá gần với khu vực bếp nấu nó sẽ khiến hỏa bị trấn áp quá nhiều, ảnh hưởng tới tài lộc của gia chủ.

– Tuyệt đối không nên đặt bếp ngoảnh lưng với hướng nhà ở. Ví dụ, thiết kế biệt thự quay về hướng bắc mà mặt bếp lại xoay về hướng nam là không thuận. Cổ nhân khuyên nên để bếp “tọa hung hướng cát”, có nghĩa là nằm ở hướng dữ nhưng nhìn về phương lành: Cửa bếp là nơi đưa củi vào đáy nồi để đốt, phải đặt nó quay về hướng lành, như thế nhanh có phúc, tài lộc sẽ mau đến với gia chủ.

c. Các thiết bị và phụ kiện tủ bếp

– Nếu như trong bếp có dùng lò vi sóng và nồi cơm điện, nên đặt nó ở 4 vị trí tốt của bạn. Nên đặt tủ lạnh ở hướng lành (Bắc, Đông Nam) vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu như đặt ở hướng dữ, tủ lạnh sẽ làm chấn động đến các sao dữ và kích động nó gây rối, không tốt cho gia chủ.

– Các thiết bị như nồi cơm điện (mặt có các nút bấm điều khiển) không nên hướng thẳng ra cửa chính, vì điều này ám chỉ có thể làm nguồn thực phẩm trong nhà bạn sẽ bị thất thoát ra ngoài. Trong khi đó các nút bấm điều khiển của bếp lò hướng thẳng lên trần nhà là điều có thể chấp nhận được.

Thiết bị nhà bếp FASTER cho căn bếp hiện đại

– Bàn ăn nên sử dụng bàn hình tròn để biểu thị sự sum họp. Ngoài ra, bàn có thể là hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip. Nên tránh bàn ăn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành.sẽ không được tốt cho gia chủ.

>>> Chia sẻ top 4 mẫu chậu rửa mặt lavabo thông dụng

– Bàn ăn nên được bố trí ở chỗ khuất, tránh gần cửa ra vào hay đối diện với bàn thờ tổ tiên, thờ thần. Nếu vì diện tích hẹp mà phải bố trí như vậy thì nên đặt bàn ăn ra xa một chút và lùi ra hai bên, tránh trường hợp bàn ăn và bàn thờ ở trên một đường thẳng.Bàn ăn không được đặt ở phòng có xà ngang treo lơ lửng trên đầu vì theo phong thủy, chủ nhà có thể gặp điều không may, nhân khẩu hao hụt. Nếu vì diện tích hẹp mà phải đặt như vậy thì nên làm trần giả hoặc treo quả cầu tròn bên dưới xà ngang với hàm ý trần giả hoặc quả cầu hứng chịu hết cho gia chủ.

Trên đây là những thông tin căn bản nhất để bố trí một căn nhà bếp đúng phong thuỷ, với phần bếp nấu và chậu rửa, cũng như các trang thiết bị kèm theo như tủ lạnh, vòi nước. Nắm được những cách bài trí kiêng kỵ này, gia chủ sẽ có một căn bếp vượng khí, thu được những vận tốt đẹp và tránh được mọi sự bất lợi vì phạm phải phong thuỷ.  


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Chia sẻ mẫu giá để chậu rửa bát đa chức năng tiện dụng

Cách sử dụng bồn tắm cho người mới dùng thư giãn thoải mái nhất

Chia sẻ chậu rửa công nghiệp chất lượng uy tín giá rẻ